Tự bạch của một người tập yoga

Tôi bắt đầu tập Yoga vào khoảng Trung thu năm 1977, đã đạt được một số kết quả và thu thập được một số kinh nghiệm. Có anh bạn nhờ tôi trình bày quá trình luyện tập cùng kinh nghiệm ấy.

Trước hết tôi xin trình bày những kết quả tôi thu được từ ấy cho đến nay. Trước khi tập, tôi đã đọc qua một số sách viết về Yoga do người Pháp viết và đọc đi đọc lại nhiều lần cuốn “Les Yogas pratiques” của SVIVEKANANDA. Tôi đã hiểu phần nào những nét chính của nền triết học Ấn Độ làm nền tảng cho Yoga. Tôi hiểu rằng Yoga là một phương pháp tu luyện, cứu cánh đưa con người trở về hòa hợp với chân không và đạt đến CHÂN, THIỆN, MỸ. Tuy nhiên, khi tập Yoga, tôi không nhằm mục đích cao xa ấy, không có cao vọng nhờ Yoga đưa mình đến Chân, Thiện, Mỹ. Tôi tin tưởng vào nội dung 4 câu sau của ngài Lục Tổ Huệ Năng, nói rằng: “Phật pháp tại thế gian / Bất ly thế gian giác / Ly thể mịch Bố đề / Tức như tấm thổ giác”. (Chân lý ở tại cõi đời này, không thể lánh cõi đời mà tìm chân lý, lánh cõi đời mà tìm chân lý, khắc nào tìm sừng con thỏ).

Tham khảo thêm: 7 Trường phái Yoga cổ điển đích thực

Nhìn vào xã hội này, chúng ta thấy bao điều xấu xấu; tuy nhiên, tôi tin rằng bên cái xấu có cái tốt, cái tốt do cái xấu biến cải thành ra. Chẳng qua trong tình hình hiện tại, cái xấu thuộc đa số, cái tốt thuộc thiểu số; nhiệm vụ của thiểu số tốt là kết hợp lại, kiên trì tích cực đấu tranh biến cải cái xấu và tin tưởng chắc chắn rằng cuối cùng cái tốt sẽ thắng.

Tôi cũng không mong nhờ Yoga mà có được những phép thần thông, biến hóa khôn lường hay huy động được những tiềm năng sâu ẩn của cơ thể mình, đạt được những khả năng siêu phàm, kỳ diệu. Điều tôi mong chờ ở Yoga là sức khỏe. Tôi xin nói sơ qua lý do tại sao tôi chú trọng đến sức khỏe hơn cả. Tôi là một người mà theo y học Đông phương, gọi là “tiên thiên bất túc” nghĩa là tôi sinh ra thiếu tháng, mới 8 tháng đã ra đời, thiếu phần bồi bổ mà đứa hài nhi thụ hưởng nếu nằm đúng 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ. Vì thế, lớn lên tôi yếu đuối hơn những đứa trẻ đồng tuổi. Vào khoảng 16 tuổi, tôi bắt đầu tập thể dục theo phương pháp Tây phương, nhờ đó sức khỏe khá dần; lâu ngày thành thói quen, tập thể dục đối với tôi là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, tôi vẫn bị một số bệnh mãn tính: đau dạ dày, yếu gan, tiêu chảy. Mỗi khi thay đổi thời tiết hay bị cảm, sổ mũi, nóng, ho dây dưa lâu ngày. Ngoài ra tôi còn mắc phải một vài bệnh khác tuy không nặng lắm nhưng nhiều khi cũng làm cho người bơ phờ, suy yếu.

Khi mới 37 tuổi, tôi đã bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu của tuổi già: ngủ ít, ăn ít, đau lưng, nhức mỏi mấy khớp xương, hay quên, những bệnh mãn tính tiêu chảy, dạ dày có phần nặng hơn trước. Thêm vào đó là những mối bất hòa âm ỉ trong đời sống gia đình làm thể chất và tinh thân tôi ngày càng suy sụp. Tôi cũng nhận thấy rằng, đến tuổi xấp xỉ 40, ngoài tập thể dục theo kiểu Tây phương cần phải có một phương pháp tập thế nào có ảnh hưởng đến nội tạng, làm cho cơ thể vượng lên, thắng những tàn phá của tuổi già. Yoga đã đáp ứng nhu cầu ấy của tôi. “Tôi tập Yoga với tất cả sự kiên tâm, cần mẩn, những đức tính mà nhu cầu cần giữ sức khỏe cho một thân thể “tiên thiên bất túc” đã tạo cho tôi.

Tôi khởi sự tập vào tháng 9 năm 1977, tập mỗi ngày vào buổi sáng khi thức dậy, mỗi lần tập một giờ rưỡi, hơn 1 giờ tập các tư thế (asana) còn lại ngồi kiết già, luyện hơi thở và cùng với hơi thở, tập trung, tư tưởng vận khí, khai thông các luân xa và các huyệt đạo. Ngay từ những ngày đầu tôi đã thấy trong người có một sự đổi khác và từ đó cứ mỗi ngày là cảm thấy có một sự đổi khác. Tôi cảm thấy thêm mạnh khỏe, thêm vui tươi, thêm yêu đời. Do đó, niềm tin tưởng ở Yoga được củng cố mãi cho nên không ngày nào bỏ tập. Hai tháng sau, tức qua tháng 11 thì trong người tôi có những hiện tượng lạ lùng. Những hiện tượng lạ lùng này tôi cố gắng ghi lại tỉ mỉ để suy gẫm. Những người có kinh nghiệm về Yoga cho rằng những hiện tượng này là do số Prana tích trữ trong người qua sự luyện tập, đã đến một mức độ nào đó. Có thể là đúng vì sự vận chuyển của Prana trong người tôi trở thành cụ thể và dần dần một luồng khí xuất hiện.

Lúc đầu, sự vận chuyển của luồng khí còn lưng chừng; giữa trạng thái tưởng tượng và trạng thái thực tế, nhưng dần dần trạng thái thực tế được xác định. Luồng khí vận chuyển mạnh nhất cùng với hơi thở ra. Theo đúng phép thì hơi thở ra phải thật nhẹ và kéo thật dài, trong lúc ấy tôi thấy trước mắt (mắt vẫn nhắm) có những lọn vân trắng, từ trên tuôn xuống và bên tai có tiếng ro ro như tiếng ong kêu. Luồng khí cứ mỗi ngày mỗi mạnh thêm và từ năm 1980 đến nay, luồng khí thường xuyên chạy trong người tôi, ngày cũng như đêm. Ban ngày nếu bận việc bên ngoài thì thôi, khi để ý về bên trong, thấy luống khi vẫn chạy. Ban đêm lên giường ngủ, nằm xuống lắng nghe nó chạy và chạy nhanh, ngủ quên, lúc thức dậy vẫn nghe nó chạy.

Vào giữa năm 1981 tôi cảm thấy không cần thiết phải tập các tư thế như trước nữa. Từ đó, công phu luyện tập quy vào việc ngồi kiết già và vận khí, tức là tập trung tư tưởng, theo dõi sự vận chuyển của luồng khí và lúc bấy giờ cảm thấy thật cụ thể luồng khí đi xuyên qua các thớ thịt, các khí quản và đồng thời, thường có những âm thanh phát ra do sự di động của một khí thể xuyên qua một môi trường dịch thể. Nếu căn cứ theo quá trình tập luyện của Raja Yoga thì tôi đang ở giai doan PRATYHARA.

Về tính chất, luồng khí không hoàn toàn vô hình. Nó có một số đặc tính cụ thể: khi nó đi qua mắt thì tôi thấy những lọn vân trắng, qua tai, tôi nghe tiếng ro ro; qua cổ, tôi có cảm giác gắt gắt, chát chát. Về sự vận chuyển, ban đầu tôi cảm thấy luồng khí dường như đi dưới làn da, nhưng càng ngày nó càng đi sâu vào trong cơ thể, tận các khí quản trong nội tạng. Luồng khí thường xuyên vận chuyển trong người có những ảnh hưởng rõ rệt đối với cơ thể. Da thịt thay đổi hẳn, khác với hồi chưa tập, săn chắc, các khớp xương không còn nhức mỏi, xương sống dẻo. Tôi cảm thấy người nhanh nhẹn trở lại, đặc biệt, khi chưa tập, nét chữ tôi viết đã bắt đầu run, nay thì mạnh và sắc sảo hơn hồi con trai trẻ. Theo sách dạy về Yoga thì đây là luồng khí (prana) làm cho các tế bào trở lại. Tiếng nói ngân vang hơn và đặc biệt tiếng hát có thể kéo dài, thật dài (vì hơi thở dài hơn trước). Ngủ được nhiều. Trước kia, mỗi buổi sáng, lối bốn giờ tôi đã dậy, đầu hôm lên giường trằn trọc hàng giờ chưa ngủ được. Bây giờ lên giường tức thời theo dõi sự vận chuyển của luồng khí rồi ngủ lúc nào không hay, sáng hôm sau, nếu muốn dậy trễ cũng được. Có thể làm việc nhiều mà không thấy mệt, ban đêm, dầu có việc phải thức khuya nhưng qua hôm sau cũng không thấy lừ đừ.

Lục phủ ngũ tạng dường như được tráng kiện trở lại. Bộ máy tiêu hóa và bộ máy bài tiết thật tốt, những bệnh mãn tính hội trước: tiêu chảy, dạ dày không còn nữa. Quanh năm suốt tháng, dù thời tiết thay đổi thế nào vẫn không hề có sổ mũi, nhức đầu. Tóm lại, tôi có thể xác định rằng: công hiệu của Yoga làm cho trong thân thể người tập xuất hiện một luồng khí, thường xuyên Vận chuyển có tác dụng làm cho toàn bộ cơ thể từ da thịt đến cơ năng, lục phủ ngũ tạng dẻo dai, tráng kiện trở lại.

Đặc biệt bộ máy hô hấp có những thay đổi lạ lùng. Như trên đã nói, luồng khí vận chuyển thường xuyên và tự tạo ra những đường riêng để vận chuyển trong cơ thể và trên quá trình vận chuyển của luồng khí, tôi thấy có từng cơn nhói đau, nhưng rồi không sao cả. Có lúc luồng khí xoi nhói bộ phận nơi bên sau lỗ mũi, tiếp giáp với cuống họng, để tạo ra một đường cho hơi thở đi phía sau buồng phổi xuống bụng. Hiện tượng này xảy ra nhiều tháng và hiện nay khi tôi thở, ngoài một số hơi đi vào buồng phổi như bao nhiêu người khác, còn một số hơi đi xuống đan điền làm cho bụng phồng lên, tận đến sau lưng. Không biết trong không khí tôi hít vào phần nào đi vào phổi và phần nào đi xuống bụng, nhưng dường như phần đi xuống bụng không giống phần đi vào phổi. Phải chăng phần đi xuống bụng là prana? Tôi cảm thấy rằng phần hơi đi xuống bụng, nó không ở đó mà còn từ bụng tỏa lan khắp châu thân, xuống chân ra tay.

…..

…..

Về hiện tượng luồng khí tự động vận chuyển tạo ra những đường riêng để di chuyển và những khí quan mới trong cơ thể, từ trước đến nay triết học Đông Tây đã có chú ý tới.

Ai cũng biết trong con người có hai cái thức: một cái hướng về khách quan, có thể dùng danh từ triết học Đông phương, gọi là Dương thức và một cái thức hướng về chủ quan gọi là âm thức. Nhờ Dương thức, chúng ta tiếp xúc với hoàn cảnh khách quan, xã hội, nhưng Dương thức không biết gì bên trong con người, tình trạng của các khí quan trong nội tạng, vì đây là phạm vi hoạt động của Âm thức. Âm thức không biết gì nhiều về hoàn cảnh khách quan nhưng là chủ tể của lục phủ ngũ tạng, điều chỉnh sự hoạt động của đời sống sinh lý, bảo tồn mạng sống của sinh vật. Ẩm thức cũng là nguồn gốc của những hiện tượng có vẻ huyền bí trong con người như tiềm thức, linh cảm hay giác quan thứ sáu. Âm thức tức là sinh lực. Sinh lực nằm trong mọi sinh vật và chính sinh lực, kinh qua lịch sử của địa cầu, đã tạo nên các sinh vật muôn hình vạn trạng, tạo công năng, biến đổi hình dáng để sinh vật thích nghi với hoàn cảnh và tiếp tục sinh tồn. Đây là đề tài chính của các nhà đã đề xướng thuyết “Tiến hóa luận” (Evolutionnisme).

Sinh hoạt ẩm thức, mới nghe thấy có vẻ huyền bí, mơ hồ nay lại được cụ thể biến hóa trong cơ thể người tập Yoga bằng luồng khí thường xuyên vận chuyển, thiết tưởng đó là một phương tiện để chúng ta tìm hiểu thêm về con người. Đến đây tôi càng hiểu thấm thía câu khẳng định của các triết gia Đông Tây, bảo con người là một “tiểu vũ trụ” và lời nhận xét của nhà thơ cổ Hy Lạp SOPHOCLE trong tác phẩm Antigone: “Trái đất có muôn vàn kỳ diệu nhưng kỳ diệu nhất chỉ có CON NGƯỜI”.

Có thể bạn quan tâm: Kênh năng lượng và Luân xa đối với sức khỏe con người


Trích từ sách: Kinh nghiệm tập Yoga

Hơi thở trong yoga và sự thực hành

Rất nhiều người dù đã đi tập Yoga lâu năm nhưng vẫn chưa thể kiểm soát tốt hơi thở của mình: Tập 1 năm 2 năm mà vẫn bị hụt hơi, hơi thở nông, hơi thở không kết hợp hài hòa với thế tập, hoặc tập xong không mang lại cảm giác dễ chịu thoải mái, thậm chí thở ngược (hít vào xẹp bụng – thở ra phình bụng) hoặc liên tục cảm thấy việc hít thở rất khó khăn, không chỉ trong Yoga mà trong cả cuộc sống thường ngày… Thì bạn cần phải kiểm tra lại tình trạng này ngay!

Nếu bạn đang đi tập Yoga thì:

👉 Liệu bạn có nhận ra được tầm quan trọng của hơi thở trong Yoga cũng như trong cuộc sống chưa?

👉 Liệu người hướng dẫn của bạn có coi trọng việc luyện thở không và có truyền được tinh thần đó đến bạn không?

👉 Liệu bạn đã được hướng dẫn đúng kỹ thuật chưa?

👉 Nếu đã đúng rồi thì liệu bạn đã thực hành đúng chưa?

👉 Không chỉ mỗi hơi thở mà cơ thể bạn cần ra sao trong lúc luyện thở cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình này.

👉 Liệu bạn có hoàn toàn chú tâm vào việc quan sát đường đi của hơi thở không hay tâm trí bạn đang “bận rộn đi du lịch” ở nơi khác?

Bạn cần lưu ý rằng, để đạt hiệu quả tốt nhất(so với chính mình của những lần tập trước chứ không phải so với người bên cạnh hay so với HLV nhé ạ) thì bạn cần thực hành đúng, và thực hành chăm chỉ thường xuyên.

Dục tốc bất đạt! Hãy lắng nghe và quan sát cơ thể mình, quan sát những cảm nhận của mình để tự điều chỉnh cho phù hợp. Điều này không ai rõ hơn chính bạn. Mỗi ngày điều chỉnh một chút, một chút để cơ thể làm quen dần. Thực hành trong sự thoải mái sẽ giúp bạn có hứng thú hơn trong việc tập luyện.

Đành rằng chúng ta luôn cố gắng để vượt qua những giới hạn, nhưng Yoga là một quá trình, là hành trình cả đời. Đừng nên bắt ép bản thân, nôn nóng phải đạt được điều gì đó chuẩn chỉnh ngay lập tức. Điều đó sẽ mang lại những cảm xúc thất vọng không nên có khi bạn chưa thể làm được ngay(có những thứ dù bạn thực hành cả đời cũng chưa chắc làm được). Theo mình thì chỉ cần bản thân lần sau tốt hơn lần trước đã là mừng lắm rồi.

Nếu bạn đã thực hành đúng tất cả, mà vẫn cảm thấy hít thở khó khăn, thì bạn cần đi gặp bác sỹ để kiểm tra lại xem cơ thể mình có đang có bệnh lý gì không, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hô hấp? Cột sống mình có đang có vấn đề gì không(ví dụ gù lưng, lệch vẹo,…)?

Sau khi đã có kết quả rồi thì bạn nên nói lại với HLV của mình để điều chỉnh bài tập, khắc phục nó thì tình trạng hô hấp của bạn sẽ được cải thiện.

Còn nếu bạn chưa từng tập Yoga mà đang gặp các vấn đề về hô hấp thì bạn nên tìm ngay 1 phòng tập gần nhất, hoặc một HLV cá nhân mà mình tin tưởng. Tập được một thời gian mà bạn cảm thấy không ổn thì bạn hãy quay lại hỏi bản thân những câu hỏi trên nhé ạ! 🥰

Tham khảo thêm: 10 Điều quan trọng về hơi thở có thể bạn chưa biết


Chép lại từ FB Hà Việt Hà

Cơ Core (cơ lõi) là gì? Lợi ích và tác dụng nhóm cơ Core

CƠ CORE LÀ GÌ???

Khi tập tác động vào cơ Core sẽ đạt được những lợi ích gì cho sức khỏe và cơ thể???

☘️Với một vùng core khỏe, bạn sẽ có một hệ cơ nâng đỡ phần trên cơ thể chắc chắn. Không chỉ vậy, giúp tăng nội lực , sở hữu cơ bụng 6 múi sẽ là kết quả tiếp theo 😁😁😁

👉Ở đâu đó vẫn nghĩ chỉ tập Gym, và các bộ môn phức hợp khác mới có thể tập để tác động kích hoạt và Cơ CORE, tuy nhiên nếu chúng ta biết vận dụng thì những bài tập Yoga được thiết kế có thể giúp kích hoạt toàn bộ những cơ quan trọng nhất trong vùng cơ core hay còn gọi là (cơ lõi) của bạn?

👉Từ đó nhờ vậy các cơ bắp này sẽ trở nên chắc khỏe hơn giúp nâng đỡ phần thân trên (upper body) tốt hơn. Điều này không chỉ có lợi khi luyện tập mà còn giúp bạn có được dáng đứng thẳng (đưa trạng thái cột sống trở về sự cân bằng hơn trong đời sống và mọi sinh hoạt hằng ngày.📌

Cơ core - Cơ lõi

VẬY TRƯỚC TIỀN CHÚNG TA CÙNG TÌM HIỂU CƠ CORE LÀ GÌ ???

👉Nhiều người cho rằng tập core chính là tập bụng. Trên thực tế, vùng cơ Core rộng hơn rất nhiều. Nó bao gồm tất cả các cơ ổn định dọc cột sống, xương chậu ở đằng sau và cơ bụng cùng các nhóm cơ xiên dọc bụng đằng trước.

👉Core hay khu vực cốt lõi là phần nằm ở trung tâm của cơ thể (toàn bộ phần giữa của cơ thể như Bụng, Hông, Lưng dưới) chúng chịu trách nhiệm cho việc xoay cơ theo các hướng khác nhau, cũng như việc đồng bộ hóa hệ cơ xương. Và hơn thế nữa, chúng còn là bộ phận liên kết các nhóm cơ ở phần trên (Ngực, vai…) và phần dưới của cơ thể (Chân) nhằm ổn định và giúp các phần của cơ thể hoạt động một cách thống nhất và tăng cường sức mạnh cho các các bộ phận khác.

👉Nếu phần “Core – cốt lõi” yếu sẽ dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa các bộ phận trong cơ thể, từ đó có thể dẫn đến các chấn thương không mong muốn trong quá trình tập luyện, thậm chí đã có khá nhiều quý cộng đồng Yogi sau thời gian tập Yoga không đúng cách và làm dụng quá sức ko biết cách kiểm soát các nhóm cơ đã lãnh hậu quá bị vẹo lệch – phồng hoặc sẹp cột sống … , chính vì điều này tại sao tôi luôn nhấn mạnh đến việc khi chúng ta tập bất kỳ Asana nào cũng phải hiểu và nắm rõ cơ chế vận động của các nhóm cơ.

Tham khảo thêm: 6 Chấn thương yoga phổ biến và cách phòng tránh.

👉ví dụ : vùng nào cần siết – vùng nào cần nhả , vùng nào cần chịu lực … và nếu chúng ta không kiểm soát tốt các nhóm cơ sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế khả năng vận động của cơ thể. Vì vậy, việc tập luyện để có phần core khỏe là cực kỳ quan trọng, và thêm một điểm nữa là, chúng sẽ giúp bạn trông đẹp và hấp dẫn hơn.

VẬY THÌ LỢI ÍCH & TÁC DỤNG CỦA VÙNG CƠ CORE NTN?

👉Tăng sức bền và hạn chế chấn thương trong vận động. Khi phần core khỏe, chúng sẽ giúp bạn dễ dàng khi thực hiện các bài tập đòi hỏi kỹ thuật cao như Squat, Plank, Lean (bài thể hình tăng cơ giảm mỡ) and Press (bài tập đùi)

👉Nếu các cơ này yếu, bạn dễ bị tổn thương, đau thắt lưng và khó thực hiện những động tác cơ bản của hoạt động thể chất. Trong thực tế, hầu hết các môn thể thao và các hoạt động thể chất khác đều phụ thuộc vào sự ổn định của các cơ này.

👉Bảo vệ các cơ quan quan trọng: Phần core khỏe mạnh sẽ tạo thành một lá chắn xung quanh thận và gan, bảo vệ chúng khỏi bị tổn hại khi bị chúng vô tình bị tác động mạnh.

👉Tăng cường sự tuần hoàn (trao đổi chất) của cơ thể. Khi phần “core” của chúng ta khỏe, nó sẽ giúp hệ thống tim mạch, sự vận chuyển máu và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể hiệu quả hơn. Và như thế sẽ giúp quá trình tăng cân, hoặc giảm mỡ diễn ra tốt hơn.

👉Cải thiện tư thế và giúp ổn định cơ thể. Phần “core” khỏe còn giúp làm thẳng cột sống, giảm thiểu áp lực lên cột sống, lồng ngực và xương chậu và kết quả là giữ cho cơ thể luôn ở trong trạng thái liên kết chính xác của nó. Từ đây sẽ gặt hái được những lợi ích tối đa nhất có thể.

GV: Huỳnh Bích Hiền Yoga

P/s: Chúc quý cộng đồng luôn tinh tấn trên con đường luyện tập ! om shanti 🙏

Chia sẻ quá trình tự tập yoga tại nhà

Hôm nay mình xin chia sẻ quá trình tự tập yoga nho nhỏ của bản thân. Với các thầy cô yoga hay với những bạn có cơ địa dẻo mình không nói nhưng với người có cơ địa cứng như mình và tự mầy mò, tìm hiểu tìm đến yoga thì mình xin chia sẻ một chút.

Đầu tiên mình tìm đọc thông tin cũng như xem rất nhiều các video về các động tác cơ bản cho người mới của Master Kamal. Mình thấy thầy dậy những động tác cơ bản nhưng bổ trợ cho những động tác nâng cao sau này trong quá trình đi sâu mình cảm nhận, rất hữu ích.

Nói thật chứ cơ bản nhưng mất khoảng mấy tháng đầu cũng đau ê ẩm hết người😛chân đi hai hàng luôn á. Rồi mình thích các động tác như xoạc dọc, xoạc ngang, tư thế bồ câu. Mình lại ép mình tập những động tác đó với suy nghĩ ngây ngô là tập được ngay í mà, nhìn các video hướng dẫn dễ thế kia mà nhưng không phải vậy các bạn ạ.

Tập yoga là cả một quá trình dài không được nóng vội. Thích động tác nào mình cứ kiên trì tập luyện, mỗi ngày một ít xem thật nhiều video cả trong và ngoài nước vì mỗi người có cách khởi động làm mềm, nóng cơ thể khác nhau nhưng về cơ bản là khởi động cho tư thế khó. Mình sẽ nhặt ra các động tác mà mình thấy thích, phù hợp rồi tập theo.

Tự tập động tác Trồng chuối tại nhà

Như động tác trồng cây chuối, mình tập mỗi ngày Plank bằng chống khuỷu tay rồi hai bàn tay, mỗi thứ 1 phút. Bởi lên cây chuối bạn cần sức khỏe của đôi tay, vai và cơ bụng. Mới tập muốn đứt hơi luôn ấy nhưng tập nhiều cũng quen. Sau đó mình từ từ dựa tường cho quen. Sau 5,6 tháng mình cũng làm được không cần hỗ trợ của tường.

Tham khảo thêm: Tư thế đứng bằng đầu và 10 điều nên biết để thực hành đúng.

Với tư thế Bồ câu, thì đầu tiên mình phải khởi động hàng loạt động tác làm mềm lưng, mở vai, mềm khớp gối, hông. Mà phải tập chăm chỉ mấy tháng, chỉ một cái ngửa tay bắt chân rồi xoay thôi mà với mình cũng chật vật cả mấy tháng trời mà nhìn video hướng dẫn thấy đơn giản thế. Thế rồi phải mất 6,7 tháng mình mới bắt được thế bồ câu.

Theo kinh nghiệm khiêm tốn mà mình chiêm nghiệm khi tập yoga đó là khi yêu bạn phải đọc, tìm hiểu, xem nhiều rồi từ từ tập với tâm thế thoải mái, không ép bản thân quá. Khoẻ thì tập, mệt thì nghỉ từ từ bạn cũng thành công.

Với người cơ địa cứng và tự tập thì phải tìm tòi, tập luyện rất nhiều. Bản thân mình nghĩ yoga là đưa chúng ta đến gần nhau hơn cùng nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai và tự tin nên mình không đặt ra mốc hoặc đạt đến trình nào như chơi với một đứa trẻ thoải mái nô đùa nhưng cũng hết sức cẩn thận.

Câu nói mà mình tâm đắc:

Cứ đi là đến – Cứ tập là khỏe – Muốn khỏe phải vận động dù là bất kỳ môn thể dục nào.

Gần bốn năm mà tự tập được vậy à😊 Hy vọng chia sẻ nhỏ bé của mình sẽ hữu ích với những bạn mới tập như mình.

Có thể bạn quan tâm: 20 Điều bạn cần phải biết trước khi bắt đầu tập luyện yoga.


Chép lại từ FB Nga Đoàn.

6 Lý do khiến người mới tập yoga thường dễ từ bỏ

❌ 1/ Tâm lý chóng chán

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc từ bỏ tập luyện Yoga của những người mới. Tâm lý của chung của con người là vậy! Khi chưa bắt đầu thì rất háo hức, chuẩn bị, và chờ đợi. Đến khi bắt đầu rồi thì lại rất dễ buông xuôi khi gặp một chút khó khăn. Điều này phần nào giống như Tình yêu vậy! Nếu bạn không không cố gắng được mục tiêu ngay từ đầu, không cố gắng phấn đấu, chắc chắn một ngày nào đó, cảm giác buồn chán sẽ đến với chính bạn

❌ 2/ Nghi ngờ

Sau một thời gian luyện tập đều đặn mà chưa thấy có nhiều tiến triển, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy chán nản và đâm ra nghi ngờ. Liệu yoga có tốt như người ta thường nói không? Yoga có làm mình khoẻ lên thật không? Có giúp mình khám phá được bản thân mình không?… Và từ đó, bạn trở nên không muốn tập yoga nữa, thậm chí là bỏ cuộc.Bạn nên gạt bỏ suy nghĩ này đi nhé! Cũng giống như Gym, muốn đạt hiệu quả tốt khi tập Yoga, bạn còn cần nhiều yếu tố khác nữa! Nếu trong Gym, ngoại trừ việc tập luyện bài bản, bạn cần chế độ ăn uống khoa học và nghiêm ngặt. Thì trong Yoga, ngoài trừ các tư thế Asana, bạn còn cần phải tập luyện Thiền Định, hít-thở và nuôi dưỡng đời sống tâm hồn của mình.

❌ 3/ Thiếu thời gian

Đây là một lý do khá phổ biến, nhất là ở những thành phồ nhộn nhịp, cuộc sống hiện đại, làm ai cũng cảm thấy bận rộn, không có thời gian cho những sở thích riêng của mình. Mọi người thường than rằng: “Yoga hay lắm nhưng tôi không có thì giờ để tập”. Đó phải chăng chỉ là lời ngụy biện cho tình yêu đã sắp tắt với yoga của bạn? Câu trả lời chỉ có bạn là rõ nhất. Còn nếu nhiệt huyết của bạn với yoga vẫn còn, chỉ cần điều chỉnh một chút thì mình tin là bạn sẽ không thiếu thời gian để tập. Dành ra 50 phút đến 1 tiếng trong ngày cho yoga đâu phải là quá khó nhỉ?

❌ 4/ Thiếu sự kiên trì

Kiên trì, nhẫn nại là những đức tính hàng đầu cần có của một người tập yoga. Nếu không có, bạn sẽ rất khó để tiếp tục và tiến xa hơn cùng với bộ môn này. Sau một thời gian tập luyện, nhiều người thường lấy lí do khi tập bị đau lưng, đau chân, cơ thể quá cứng, tập cả tháng trời mà chưa thấy kết quả,… cho việc bỏ tập giữa chừng của mình. Thực tế, ai cũng đều ít nhiều trải qua giai đoạn như vậy. Cảm giác đau đớn xuất hiện là do ta mới bắt đầu vào tập, cơ bắp, gân, khớp chưa thích ứng với việc căng, kéo, co, vặn, duỗi, gập … của các tư thế trong Yoga. Chỉ đến khi cơ thể quen dần nhờ tập luyện thường xuyên thì bạn mới có thể dễ dàng “uốn dẻo” để thực hiện những tư thế phức tạp như bạn thấy qua những hình ảnh trên sách báo, video… Chỉ có sự kiên nhẫn mới giúp bạn vượt qua và thành công.

❌ 5/ Nhận thấy tín hiệu không tốt từ cơ thể

Khi tập Yoga một thời gian, người tập sẽ những thay đổi có thể nhận biết được trong cơ thể mình. Một số bạn chắc hẳn sẽ thấy cơ thể mình trở nên khỏe mạnh hơn, đêm ngủ ngon giấc, da mặt mịn màng hơn, mắt sáng và tinh thần minh mẫn hơn. Đó là những dấu hiệu cho một sự tiến triển tốt. Và bạn yên tâm về việc tập luyện của mình. Trái lại, một số bạn lại cảm thấy trong người có những điều bất thường như trở nên hay gắt gỏng, sợ tiếng động, ngủ không ngon giấc, mắt mờ đi, đau người … Điều này khiến cho bạn cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục tập yoga thêm nữa.

❌ 6/ Yếu tố khách quan

Với 5 lý do trên, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục để tiếp tục con đường tập luyện Yoga. Nhưng riêng lý do thứ 6 này, chúng tôi có thể thông cảm với các bạn. Vì cuộc đời là những tháng ngày vô thường, sẽ không ai biết ngày mai chúng ta sẽ gặp chuyện gì hay có biến cố gì? Và nếu thật sự rơi vào trường hợp đó, chúng tôi chỉ hy vọng bạn có thể nhanh chóng vượt qua chuỗi ngày ấy! Và hãy luôn nhớ rằng, Yoga luôn là liều thuốc tuyệt vời trong những tình huống như thế này!

Tham khảo thêm: Chán nản thực hành Yoga? 6 cách để thêm gia vị, hăng say luyện tập.


(Sưu tầm & tổng hợp)

Nói về cứng, dẻo và tập yoga nâng cao

Nói về cứng, dẻo, và tập yoga nâng cao là gì? (ở đây chưa nói đến lợi ích, chỉ nói về vận động của tư thế thôi)

Chúng ta biết, yoga asana có 3 cấp:

– Cơ bản: các tư thế dể, ai cũng có thể làm được ngay lần đầu, hoàn hảo (đẹp) hay chưa mà thôi

– Trung cấp: các tư thế đòi hỏi kỹ thuật khó hơn cơ bản 1 chút, có người làm được ngay lần hướng dẫn đầu tiên, có người phải qua tập luyện 1 thời gian mới làm được.

– Cao cấp: các tư thế đòi hỏi kỹ thuật khó hơn 2 cấp trước, cần phải qua thời gian tập luyện mới thực hiện được hoàn chỉnh tư thế (đẹp hoặc chưa đẹp).

Khi tập nâng cao (gọi chung từ trung cấp trở lên); mục đích đạt được: tăng độ mạnh, độ dẻo và khả năng tập trung cũng như nắm vững phương pháp thở trong mỗi yoga asana.

– Cô ơi, em cứng quá có tập yoga được không? theo bạn cứng thì sao?
Hãy nhớ, cứng là 1 bất lợi về độ dẻo, nhưng hoàn toàn là thế mạnh để tập những tư thế đòi hỏi chịu lực, độ mạnh, mà những tư thế nâng cao đa phần đòi hỏi độ mạnh (dẻo trên nền mạnh). Tham khảo thêm: Tại sao bạn có thể tập Yoga ngay cả khi bạn không mềm dẻo.

Vậy dẻo là lợi thế chăng? Cơ địa Dẻo được xem là 1 bất lợi khi tập yoga, nhất là nâng cao. Để hoàn thiện được 1 tư thế nâng cao, đòi hỏi người dẻo phải phấn đấu nổ lực gấp 4-5 lần người có độ mạnh.

Mà thông thường, người cứng thì mạnh, người dẻo thì yếu. Từ cứng tập để dẻo nhanh hơn người dẻo tập để mạnh! Nên vì sao cứng lợi thế hơn dẻo khi tập yoga nhé! Đó là chưa kể, dẻo thường chủ quan, lại thích khoe độ dẻo mà k chú trọng luyện độ mạnh, nên khả năng chấn thương và chậm tiến bộ ở người dẻo là cao hơn. Trong khi, người mạnh, họ muốn dc dẻo, nên họ chú trọng cải thiện độ dẻo và khi tập sẽ đau hơn, do đó ý thức cảm nhận cơ thể của họ cũng tốt hơn. Vậy, sự tiến bộ và lợi thế của người có cơ địa cứng là cao hơn.

Vậy tập yoga nâng cao là gì?

Như đã nói trên, để cải thiện độ mạnh, độ dẻo, tập trung hoà quyện trong hơi thở của mỗi người.

Nhiều bạn vẫn hay than phiền, em cứng quá cô ơi, chắc em k tập yoga được đâu! Hay, tư thế này em làm hoài k được! Bạn nên nhớ, yoga cơ bản chính là nền tảng của nâng cao, khi bạn đã qua lớp cơ bản 1 thời gian, bạn hãy tự tin bước qua lớp nâng cao để tăng khả năng của cơ thể. Và khi tập nâng cao, k phải tập là được liền, mà có 1 quá trình, dài hay ngắn tuỳ theo sự kiên trì của mỗi người.

Không so sánh, vào lớp nâng cao các bạn cũng k nên so sánh để tự ti hay tự kiêu. Ngay cả 2 bên trái/phải của mình cũng đã khác nhau rồi mà. Chỉ so sánh mình, hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Hãy nhớ, tuổi 18 đôi mươi bạn muốn tập dẻo kiểu gì cũng đơn giản, nhưng U40, u50, U60… mỗi lứa tuổi mỗi khác. Đừng vì mình U60 mà đem so sánh với U20. U20 cũng đừng vì những lời khen dẻo, tốt mà chủ quan, vì bản thân bạn đang còn trẻ, sự tiến bộ trong kỷ luật tập luyện chắc chắn sẽ rất nhanh so với những người lớn tuổi hơn.

Và tất nhiên, yoga không phải chỉ là tư thế, k cho phép bạn đi tắt đón đầu nhưng lại sai kỹ thuật và chưa có nền tảng cơ bản. Tại sao? Bạn nghĩ bạn đi tắt sẽ chinh phục tư thế nhanh hơn chăng? Vậy các bậc tiền bối tạo ra từng bước trong yoga để làm gì? Bạn k theo trình tự đúng, tất nhiên, nếu bạn khoẻ mạnh thì bạn có thể làm hoàn chỉnh tư thế, nhưng bạn có cảm nhận dc cơ thể k? Có hít thở đúng k? Có cảm nhận sự thoải mái trong tư thế k? Và tất nhiên, nếu k đủ cảm nhận, chấn thương là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm: Sự vô lý của các tư thế yoga nâng cao.

Hãy nhớ câu: “Hạnh phúc là hành trình, k phải là đích đến”

Bấy nhiêu đây chưa đủ, bởi Yoga là cả một phương cách sống!


Chép lại từ FB Samkalpa Hoang.

Hướng dẫn chi tiết cách hít thở đúng trong tập luyện Yoga

1. VAI TRÒ CỦA HƠI THỞ TRONG THỰC HÀNH YOGA

Hơi thở là một trong những phần quan trọng để tạo nên nguồn năng lượng sống cho cơ thể. Chúng ta đến với thế giới này bằng hơi thở để rồi lìa xa thế giới cũng bằng hơi thở. Có thể nói, hơi thở chính là một điểm dễ nhận biết nhất để phân biệt “sự sống” và “cái chết”. Trong yoga, hơi thở được coi là cái “gốc”. Cái “gốc” là hơi thở mà không vững, không chắc chắn thì thử hỏi việc thực hành các động tác/tư thế được coi như các cành cây, ngọn cây, tán lá liệu có còn ý nghĩa gì? “Gốc” hỏng, mục ruỗng thì cây liệu có tồn tại được không? Sẽ là không ngoa nếu mình nói với các bạn rằng, ngay cả khi bạn không thể thực hành các động tác/tư thế Yoga, chỉ cần bạn hít-thở chuẩn thôi thì đã đồng nghĩa với việc bạn đạt tới 50% hiệu quả buổi tập rồi. “Hít vào” chính là quá trình giúp bạn lấy được nhiều dưỡng khí oxi để nuôi cơ thể và massage các cơ quan nội tạng. “Thở ra” chính là quá trình giúp bạn đào thải thán khí, độc tố trong cơ thể ra ngoài, trút bỏ mọi muộn phiền.

2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA HÍT-THỞ BỤNG TRONG YOGA

2.1. HÍT BẰNG MŨI, THỞ BẰNG MŨI

Việc hít bằng mũi, thở bằng mũi giúp chúng ta phòng tránh nhiều bệnh về đường hô hấp, đặc biệt sẽ giảm thiểu được chứng ho, viêm họng về mùa đông. Tuy nhiên, trong quá trình thực hành, nếu bạn cảm thấy đuối sức thì cách thức lấy lại năng lượng nhanh nhất chính là hít mũi – thở miệng (thở mạnh phát ra tiếng).

2.2. HÍT PHÌNH BỤNG, THỞ XẸP BỤNG

Khi bạn hít vào, bụng sẽ từ từ phình căng lên như khi ta bơm một quả bóng, cơ hoành tự động hạ xuống. Khi bạn thở ra, bụng bạn sẽ chầm chậm xẹp lại như hình ảnh quả bóng bị xì hơi, cơ hoành lúc này tự động nâng lên. Chính việc tự động lên, xuống đều đặn của cơ hoành mà người ta đã ví von cơ hoành của chúng ta giống như một cái piston, giúp massage các cơ quan nội tạng. Bạn cần lưu ý, muốn đẩy sạch thán khí ra ngoài, bạn cần siết cơ bụng, cơ hậu môn và rút cơ âm. Việc siết cơ hậu môn còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ngoại, đặc biệt với những phụ nữ mắc trĩ ngoại do sinh thường. Còn rút cơ âm, ai hít thở chuẩn, kiên trì tập luyện hàng ngày, sẽ giúp âm đạo cực kỳ se khít. Từ đó mới thấy, chỉ cần bạn biết hít-thở bụng đúng cách thôi, đã đủ giảm mỡ bụng rồi.

2.3. HƠI HÍT VÀO DỒN TOÀN BỘ XUỐNG Ổ BỤNG

Khi bạn hít vào, toàn bộ khí oxi sẽ dồn xuống bụng rồi mới lên ngực, lên hai vai chứ không vào ngực ngay lúc đầu.Nếu bạn hít vào ngực luôn thì hơi cực ngắn, chỉ sử dụng 1/3 thể tích phổi (phần trên và phần giữa), phần đáy phổi khi đó không hề có sự trao đổi khí.Chính vì hít thở ngực không đủ dưỡng khí để nuôi cơ thể nên người tập thường hay có biểu hiện bị hụt hơi. Nếu bạn hít-thở bụng thì hơi thường rất dài, bạn không chỉ sử dụng cơ ngực, cơ hoành như khi hít-thở ngực nữa mà còn sử dụng cả cơ bụng, cơ hông và cơ đáy chậu cho quá trình hít-thở. Tuy nhiên, cần lưu ý, với những người mới tập, chỉ cần hít vào, đẩy được hơi xuống bụng là tuyệt rồi, những người tập lâu năm, làm chủ được hơi thở, sau khi đẩy hơi xuống bụng thì hít thêm để đưa khí oxi lên ngực, lên hai vai rồi mới chầm chậm thở ra. Kỳ thực, hít-thở bụng trong Yoga chính là cách hít-thở bẩm sinh của tôi và các bạn. Từ khi chúng ta cất tiếng khóc chào đời, tạo hoá đã ban cho cách hít-thở tuyệt vời chuẩn Yoga. Nếu bạn chịu khó quan sát các bé sơ sinh, bạn sẽ thấy rõ ràng là bé nào cũng hít-thở bụng, bụng các bé cứ phập phồng lên-xuống thật đáng yêu làm sao. Thế rồi khi chúng ta dần lớn lên và trưởng thành, cùng với bao lo toan, muộn phiền, hỉ-nộ-ái-ố khiến chúng ta chưa kịp hít vào thì đã thở ra mất rồi. Do vậy, hơi thở thường rất ngắn và chỉ vào ngực thôi.

2.4. HÍT SÂU, THỞ CHẬM

Hít thật sâu và thở thật chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.Không hề có quy định nào về việc thời gian hít vào và thời gian thở ra bao lâu là lý tưởng. Thời gian đó dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa, tình trạng sức khoẻ và sự khổ luyện của người tập. Chỉ biết rằng, thời gian bạn hít khí oxi vào trong cơ thể, giúp làm mới cơ thể càng lâu càng tốt và thời gian bạn thở ra nhằm đào thải độc tố trong cơ thể ra bên ngoài càng dài càng tốt.

2.5. HƠI THỞ NHẸ VÀ ÊM

Hơi thở của bạn cần nhẹ và êm. Khi bạn hít vào, chỉ mình bạn biết bạn đang hít vào. Khi bạn thở ra, cũng chỉ mình bạn biết bạn đang thở ra. Trong thực tế giảng dạy, mình phát hiện ra, nếu ai đó phát ra tiếng hít-thở mạnh hoặc khò khè như người bị tắc mũi, người ngồi bên cạnh nghe rõ mồn một, thì người đó có khả năng đang mắc viêm xoang hoặc một trong những chứng bệnh hô hấp nào đó.

3. CÁC THÌ CỦA HƠI THỞ

3.1. NGƯỜI MỚI TẬP

Nếu bạn là người mới tiếp cận bộ môn yoga, bạn nên áp dụng cách hít-thở “dễ” hơn và an toàn hơn là hít-thở hai thì, nghĩa là chỉ có hít vào và thở ra. Với cách hít-thở này, lý tưởng sẽ đạt tỷ lệ 1-2 (là thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào). Nếu bạn chưa đáp ứng được về mặt thời gian giữa hít và thở cũng không sao cả. Mọi cái tương đối thôi, miễn là phù hợp với thể trạng sức khỏe và cơ địa của bạn, khiến bạn luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất.

3.2. NGƯỜI TẬP LÂU NĂM VÀ SỨC KHỎE BÌNH THƯỜNG (đặc biệt không mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp)

Nếu bạn đã tập luyện yoga trong thời gian lâu, tính bằng năm rồi và sức khỏe của bạn hoàn toàn ổn định, bạn có thể áp dụng cách hít-thở ba thì, bao gồm: hít vào-nín thở-thở ra theo tỷ lệ 1-4-2, nghĩa là thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào, thời gian nín thở gấp đôi thời gian thở ra. Đây cũng chính là cách hít-thở của mình trong suốt quá trình tập, bí quyết giúp mình làm mềm dẻo cơ thể rất nhanh và khi thực hiện các tư thế khó không bị chấn thương. Bạn cũng có thể áp dụng cách hít-thở 4 thì, bao gồm: hít vào – nín thở – thở ra – nín thở. Tuy nhiên, mình có lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên áp dụng cách hít – thở này khi bạn muốn luyện riêng về hơi thở hoặc khi bạn ngồi thiền chẳng hạn.

4. LƯU Ý

Nếu các bạn áp dụng được việc hít-thở chuẩn khi thực hành Yoga vào việc hít-thở trong cuộc sống hàng ngày thì vô cùng lý tưởng đó, sẽ cực kỳ tốt cho sức khoẻ. Biết là rất khó để từ bỏ một thói quen nhưng không gì là không thể cả. Hãy cho bản thân mình thời gian để việc hít-thở hàng ngày y như khi thực hành yoga vậy. Với riêng cá nhân tôi, tất cả đã trở thành một phản xạ tự nhiên rồi.


Chép lại từ FB Thủy Yoga Trần.

Câu chuyện yoga: Tầm quan trọng của tập đúng tư thế

Hum nay em xúc động khi nghe một cô chia sẻ thật:

“Ngày trước cô có tự tập theo thầy… trên mạng. Nhưng đến đây được hướng dẫn cụ thể, thấy mình sai nhiều… Cô tập 2 tuần với con cô hết đau lưng hẳn. Dù trước đó có tập ở một nơi khác 2 tháng nhưng chưa thấy cải thiện gì…

Từ đó không thấy đau lại nữa, mà đợt về quê ăn tết mấy tháng cũng không bị lại. Đợt dịch vô lại, cô có bê đồ nặng nên đau lại…”

Có thể bạn quan tâm:

Thực ra những vấn đề cột sống để cải thiện tốt, không phải mình tập dẻo ra sao, giữ lâu, sức mạnh thế nào… Mà cần ĐÚNG tư thế trước.

Đúng tư thế rất quan trọng nhất là quá trình trị liệu, giải quyết các vấn đề về bệnh. Bản thân em nhận thấy việc nắm được “định tuyến” rất quan trọng để sửa vài lỗi sai cơ bản thông thường trong yoga. Nếu không nắm chắc nó thì sai càng sai, đau vẫn đau là vậy.

Ví dụ nhỏ để mình hiểu: Theo định tuyến khi ta ngả người ra sau, sẽ không đẩy hông về trước. Mà cần giữ chắc khung sương chậu cố định, chỉ tập trung đẩy cao ức ngực mở lưng trên. Lúc này thắt lưng được bảo vệ, đồng thời tác động lưng trên giúp máu huyết lưu thông… tác động sâu vùng ức ngực…. Kết hợp với hơi thở đúng đều. Và căn bản này áp dụng trong nhiều tư thế khác…

Nên ai có nhu cầu tập yoga để cải thiện sức khoẻ, ban đầu cần có người hướng dẫn. Khi nắm nền tảng căn bản có thể tự tập được.

Nhưng hiện tại đa phần các trung tâm mở ra thì cô giáo đứng hô, học viên làm theo một cách máy móc mà không hiểu tại sao mình cần tập đúng tư thế ra sao. Cứ đua nhau tập cho giẻo, các thế khó. Người mới tập như người cũ…. Nên cũng khó cho người tập.

Mong sẽ thật nhiều giáo viên chú ý đến kỹ thuật, nhắc nhở chỉnh sửa cho học viên, chia sẻ kiến thức mình học được. Đừng sợ họ biết rồi sẽ không theo tập nữa. Em đây khuyến khích họ tập ở nhà hoài mà không chịu. Vẫn cứ bền bỉ theo lớp… Mình cứ cho đi vô tư đi. Ông trời chẳng phụ công người có “tâm huyết” đâu ạ.

Chỉ đơn giản nghe thấy chia sẻ thật lòng, những chuyển biến tích cực từ học viên là em đã thấy vui lắm rồi. Lời trước hết từ niềm vui, sau đến động lực để tiếp tục duy trì con đường đã chọn của mình.

-> Vậy là quá lời rồi, lời to rồi các bác ạ!!!


Chép lại từ FB Trần Thị Thu Hà

Kỹ Thuật Điều Khí – Tầm Quan Trọng Của Hơi Thở UJJAYI Trong Thực Hành YoGa

Có không ít tài liệu viết và nói về hơi thở này trong yoga rồi, mặc dù nó nên được phổ biến với tất cả HV hay trong các phong cách yoga khác nhau nhưng hiếm khi được giải thích kỹ lưỡng đầy đủ để các học viên thực sự hiểu, hay cách tiếp cận truyền tải thế nào để mọi người hiểu thực hành đúng bản chất, biết về lợi ích của nó thì ở bài viết này mình sẽ tổng hợp chọn lọc,xác thực và chia sẻ bằng tất cả hiểu biết sự trải nghiệm, cảm nhận của mình cũng như qua kinh nghiệm hướng dẫn nhiều Hv về tầm quan trọng cũng như lý do tại sao chúng ta đề cao hơi thở này trong yoga , những lợi ích tuyệt vời của hơi thở này là gì…

1. Hơi thở ujjayi là gì ?

Hơi thở ujjayi là một kỹ thuật điều khí (ta sử dụng hơi thở này để kiểm soát sinh lực của mình có thể tạo ra sinh lực- tạo lửa- sinh nhiệt từ nó hoặc mang đến sự xoa dịu thư giãn tùy theo cách mà ta cảm nhận và điều chỉnh độ dài, thể tích không khí và âm thanh của hơi thở )

2. Tại sao chúng ta nên học cách thở ujjayi trong thực hành yoga của mình? những lợi ích là gì ? tầm quan trọng ra sao ?

– Hơi thở Ujjayi đặc biệt là bởi vì không giống như một số hình thức pranayama – điều khí khác, nó có thể giúp ích và được sử dụng trong quá trình thực hành asana, khi di chuyển trong chuỗi bài tập hay khi ngồi thiền mà ngay cả những lúc rời khỏi thảm tập bạn cũng có thể ứng dụng nó trong cuộc sống hằng ngày bất cứ lúc nào bạn nhớ hay cần tới, hãy thử duy trì hơi thở ujjayi đều đặn và mượt mà trong 5-10p nó sẽ giúp bạn điều chỉnh cân bằng cảm xúc và thấy tốt hơn (mình đã áp dụng nó như vậy trong cuộc sống mỗi khi lo lắng, căng thẳng, tức giận, hồi hộp, mất bình tĩnh, mất tập trung … rất hiệu quả), hơi thở ujjayi cũng nên được phổ biến trong tất các lớp yoga hay các cấp độ thực hành.

– Ujjayi giúp chúng ta đồng bộ hóa hơi thở với các động tác trong khi tập yoga, làm cho toàn bộ quá trình luyện tập yoga trở nên nhịp nhàng, mượt mà hơn. Là chìa khóa giúp chúng ta khám phá sâu vào bên trong và có thể biến đổi thực hành của mình trở nên sâu sắc hơn thú vị hơn.

– Nếu bạn hay bị sao nhãng, căng thẳng, nóng vội, hay dễ dàng bỏ cuộc trong khi thực hành thì hơi thở ujjayi sẽ giúp bạn mang lại sự tập trung, kết nối tâm trí cảm xúc và cơ thể để bạn nhận biết điều chỉnh và Nuôi dưỡng một cảm giác bình tĩnh sâu sắc hơn, thư giãn trong tâm trí hơn, cân bằng lại hơn để có thể tập trung giữ tư thế được lâu hơn hay có được 1 dòng chảy mượt mà khi chuyển từ tư thế này sang tư thế tiếp theo.

– Làm tăng lượng oxy trong máu của bạn, tạo ra nhiệt (làm ấm) từ bên trong lõi và duy trì sinh lực đồng thời thải độc tố ,Giúp giải phóng mọi căng thẳng tắc nghẽn khí, cảm xúc bên trong cho tới các lớp vật lý bên ngoài của cơ thể.

– Tăng cảm giác về sự tập trung có mặt tại thời điểm hiện tại ,kết nối với nhận thức và cảm xúc của bản thân đồng thời cũng là công cụ giúp ta hướng tới Thiền định dễ dàng hơn.

– Khi ta điều hòa được tốc độ hơi thở Ujjayi chậm-sâu-chất lượng-mượt mà sẽ giúp làm dịu và trẻ hóa hệ thống thần kinh cải thiện trí nhớ, tăng cường miễn dịch, ta ngủ ngon hơn từ đó sức khỏe và tuổi thọ được cải thiện, cuộc sống của ta chất lượng và trở lên hạnh phúc hơn.

– Duy trì thực hành hơi thở này đã khá lâu và mình thật sự cảm thấy nguồn sinh lực mạnh mẽ được đánh thức từ bên trong, một dòng chảy năng lượng chảy đi khắp cơ thể mỗi khi áp dụng hơi thở này, mình khuyên các bạn nên bắt đầu trải nghiệm và khám phá những điều tuyệt vời mà Ujjayi đem lại ngay từ bây giờ.

ky-thuat-dieu-khi-trong-yoga

3. Cách thực hiên hơi thở Ujjayi đúng để mang lại lợi ích tối ưu (hiện tại mình đang thực hành và hướng dẫn Hv theo 2 cách)

– Cách 1: Điều khí trong trạng thái tĩnh giúp xoa dịu hệ thần kinh, và cơ thể ,cân bằng và tái tạo năng lượng bên trong.

Với những HV mới mình sẽ cho họ làm quen dần với hơi thở này ở tư thế nằm thật sự thoải mái và thư giãn sau khi đã Sơ thiền , vì sau khi sơ thiền cơ thể thật lỏng hơn , tâm trí người thực hành trở nên an tĩnh -thư giãn và dễ dàng cảm nhận tinh tế hơi thở hơn mà không bị nhiễu loạn và căng thẳng.

1″. Nằm về savasana (xác chết) hoặc rất nhiều biến thể nằm phục hồi thư giãn với dụng cụ khác…(trường phái Iyengar chính mình đang dạy) nhằm mở rộng tự nhiên dung tích phổi,tác động đến các cơ quan nội tạng và đưa cơ thể về trạng thái dễ chiu nhất và thư giãn trong 2-3p trước khi bắt đầu Điều khí.

2″. Luôn Bắt đầu thở ra thật hết trước khi vào giai đoạn điều khí . Hít vào nhẹ nhàng qua mũi và thở ra chậm mượt mà qua miệng ( liên tưởng thở ra qua miệng giống như lúc ta hà hơi vào kính,hay cách khác thử đưa lòng bàn tay lên trước miệng ) khi thở ra vào lòng bàn tay bạn tạo ra âm thanh của từ Haaaa kéo dài . Thực hiện khoảng 5 hơi thở như vậy để não bộ ghi nhớ cảm giác âm thanh được tạo ra .

3″. Từ từ Đóng miệng lại và tưởng tượng như ta hít vào qua 1 cái lỗ (hay ống hút) mỏng trước cổ họng của mình( cách chúng ta có nhẹ thanh môn nhưng nói vậy thì các bạn sẽ khó hiểu để làm đúng) và cũng thở ra qua đó tạo nên âm thanh rất nhỏ như ta vừa há miệng lúc đầu nhưng chỉ mình ta nghe -cảm nhận thấy âm thanh đó .Trong khi toàn bộ tâm trí và cơ thể vẫn được thả lỏng ,không tạo ra bất cứ căng thẳng nào cổ họng hay cơ thể .
Duy trì cường độ và tốc độ hơi thở ra vào đều đặn như nhau, mới đầu thực hành trong khoảng thời gian tối thiểu 2-3p( sau đó tăng dần theo khả năng), nâng cấp dần mức độ cao hơn

NOTE
=> Đây là hướng dẫn chung tổng quát nhất ,còn khi hướng dẫn HV cụ thể mình sẽ đưa ra những cách tiếp cận , biến thể của Điều khí xây dựng theo tiến trình tăng cấp độ dần lên theo khả năng hít thở và cảm nhận của HV trong một khoảng thời gian thực hành đã lâu ,đã đủ chứ không thể làm ẩu ngay được giống như khi các bạn thực hành các asana thì phải đi từ nền móng cơ bản nhất ,các biến thể phù hợp rồi mới khám phá nâng cấp dần theo khả năng .
Khi thực hành Điều khí chúng ta đang tác động tới hệ thân kinh giao cảm và đối giao cảm một cách có ý thức ,nếu làm căng quá hay làm chưa đúng ,,,sẽ ảnh hưởng không nhỏ, gây rối loạn các cơ quan bên trong , cảm xúc … ( điều mà các bạn không dễ dàng nhận ra ngay giống như thực hiện sai tư thế mà thấy đau – thấy căng hay bị chấn thương đâu nhé 🙂 ), vì những điều ở bên trong cơ thể chúng ta chỉ cảm nhận được khi bạn thấy có gì đó bất thường hay không ổn, bạn không thể nào nhìn thấu nó.

=> NOTE Bất kì lúc nào ta cảm thấy bứt dứt ,bồn chồn hay khó chịu trong khi điều khí hãy quay trở về với trạng thái hít thở bình thường . Vì việc điều khí chỉ mang lại lợi ích thật sự khi ta có một quá trình luyện tập đủ lâu và cảm nhận tốt , điều hòa hơi thở một cách mượt mà tinh tế không làm căng thẳng hay khó chịu bất cứ khu vực nào trên cơ thể ,thay vì ép mình hãy tiếp tục trải nghiệm và hoàn thiện ở những lần thực hành tiếp theo .

4” . Sau khi điều khí ta thả lỏng cơ thể ,hơi thở về trạng thái bình thường tự nhiên nằm thư giãn ở tư thế Savasana để cân bằng lại hệ khí trong cơ thể,những áp lực ta vừa thay đổi bên trong các cơ quan nội tạng , hệ thần kinh .

– Cách 2: Điều khí trong khi thực hành các Asana,chuyển động chuỗi:

Tương tự như vậy ta hít vào và thở ra qua 1 cái lỗ (hay ống hút) mỏng trước cổ họng nhưng sẽ tạo nên âm thanh Haaa hoặc Thaaa lớn hơn – mức độ người cạnh bên ta có thể nghe thấy .Trong khi toàn bộ tâm trí và cơ thể vẫn được thả lỏng ,không làm căng thẳng cổ họng . Mới đầu cấp độ cơ bản nhất hãy Duy trì cường độ và tốc độ hơi thở ra vào đều đặn như nhau( bạn có thể đếm nhịp thở vào ra ví dụ hít vào đến đến 4- thở ra đến 4 nếu không chắc chắn về độ dài hơi thở vào = hơi thở ra) trong bài tập ngày hôm đó , dần dần HV đã quen và dễ dàng với hơi thở ujjayi mình sẽ hướng dẫn nâng cấp độ dài hơi thở và nhịp vào ra theo khả năng và sự thoải mái nhất của HV .
– Giống như thực hành các Asana , chúng ra còn nhiều biến thể nữa trong điều khí , nhưng không thể tóm gọn dễ hiểu hết trong một bài viết thôi được

=> Lỗi thường thấy khi các bạn hít thở ujjayi trong thực hành chuyển động chuỗi hay giữ tư thế là tạo ra âm thanh quá lớn hay quá khả năng , làm căng thẳng cổ họng làm tiêu hao nhanh chóng và mất đi quá nhiêu năng lượng , tạo nhiều sức nóng từ bên trong , đổ nhiều mồ hôi…. dẫn đến sự căng thẳng cho hệ thần kinh và cơ quan bên trong thậm chí khiến bạn trở nên dễ nóng nảy cáu gắt hơn ( đặc biệt là mùa hè nóng bức bạn phải biết cách điều tiết hơi thở ujjayi một cách khác so với mùa đông , đương nhiên để điều khí dc như vậy các bạn cần có sự hướng dẫn đúng đắn ngay từ đầu và tự mình áp dụng trải nghiệm để cân bằng lại qua thời gian lâu dài ) . Nếu cuối mỗi buổi tập bạn cảm thấy mất đi toàn bộ năng lượng và mệt mỏi uể oải thì cần phải xem xét lại nhé

4. Lưu ý khi thực hành Ujjayi

– Nên thực hành với giáo viên Có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tốt
– pp thở này tác động trực tiếp tới phổi, tim, hệ thần kinh… nếu thực hành không đúng hoặc làm quá đều có thể tác động và phát sinh những vấn đề trên theo cách không tốt
– Nếu bạn bị bệnh tim hay đau nửa đầu không nên thực hành
– Nếu bạn đang có thai và chưa thực hành thường xuyên quen thuộc ujjayi trước đó thì k nên vì có thể làm quá, làm chưa đúng gây ra áp lực hoặc thay đổi nhịp tim, làm tăng sức nóng bên trong. ( ngược lại bạn là Ng có kinh nghiệm và kiên thức tốt thì ok ) .
– Những người bị đổ quá nhiều mồ hôi và bị nóng trong hay dễ nóng nảy cáu gắt thì thận trọng trong việc điều tiết âm thanh và sự co thắt ở cổ họng khi thở
– Nên điều khí trong bầu không khí trong lành , phòng tập thoáng mát hoặc có máy lọc khí
– Hơi thở Ujjayi tốt và quan trọng như vậy nhưng không chỉ đọc sơ qua một bài viết rối thực hành vài lần thử là các bạn có thể cảm nhận được hết giá trị của nó , moii thứ đều cần phải có tiến trình – thời gian và sự kiên trì không nặng nề áp lực là phải làm được hay phải cảm nhận thấy nó ra sao ngay , lời khuyên của mình là bạn hãy cứ thoải mái thực hành – thực hành – và tiếp tục thực hành ☺️ rồi tự bạn sẽ thẩm thấu tự trải nghiệm rõ nhất .

Chúc các bạn có thêm những hiểu biết đúng đắn về hơi thở Ujjayi để ứng dụng tốt nhất trong quá trình thực hành yoga của mình . Giống như thực hành các asana thì điều khí cũng có nhiều biến thể được thay đổi tuỳ theo mục đích và cấp độ thực hành .
Bài viết này mình cũng cố gắng chia sẻ chi tiết nhất, nhưng kiến thức là vô tận không thể truyền tải hết được qua một bài viết cần có sự hướng dẫn trực tiếp và cụ thể , pp thở nào hay thực hành nào trong yoga cũng cần phải có 1 tiến trình đúng – khoa học – logic xây dựng từ nền nóng để hoàn thiện đi lên trong thời gian dài , hãy lắng nghe và kiên nhẫn trải nghiệm tất cả, đừng nóng vội, đừng dễ dàng từ bỏ .
P/s: Ảnh minh họa chống trôi bài ☺️ nhân tiện chụp kỉ niệm ảnh yoga trên biển mang thai hơn 6 tháng bé thứ 2 nhà mình ☺️( khi mạnh thai cảm nhận và sự thay đổi cơ địa mỗi người một khác các mẹ bầu k phải là HLV k có kinh nghiệm kiến thức chuyên môn sâu và tập lâu năm thì k nên tập ảnh và làm theo nha)

Nguồn từ FB Người viết: Hạ Lan Yoga.

10 Lời khuyên giúp tránh chấn thương cho người mới tập yoga

Như bạn cũng biết bất cứ môn thể thao nào cũng có thể xảy ra chấn thương và theo thống kê thì các bộ môn thể thao như đá bóng, bóng rổ, chạy bộ, Yoga là những môn thể thao dễ xảy ra chấn thương nhất. Đến đây nhiều người sẽ cho rằng Yoga với các động tác nhẹ nhàng thì làm sao xảy ra chấn thương được. Nhưng không phải như bạn nghĩ, chỉ có 2/3 số người tập Yoga nhận được những tác động tích cực từ yoga. Số còn lại thường gặp phải những cơn đau nhức, thậm chí chấn thương khi tập yoga như trật khớp, bong gân,… đặc biệt là ở những bộ phận cổ tay, vai, lưng dưới và đầu gối.

Và đặc biệt các Yogi mới, do không nắm vững kiến thức, không hiểu rõ cơ thể của mình, hoặc tập quá nhanh không phù hợp với cơ thể là những nguyên nhân chính gây ra chấn thương.

Dưới đây là 10 lời khuyên để bạn tránh chấn thương khi tập Yoga, giúp các bạn tránh những sự cố không đáng có ngoài ý muốn.

1. Khởi động

Bước quan trọng nhất trong bất cứ môn thể thao nào mà bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng đó là khởi động, rất nhiều người do tâm lý là Yoga nhẹ nhàng nên lao vào tập luôn mà bỏ qua bước khởi động, nếu dần hình thành thói quen thì vấn đề này ảnh hưởng rất lớn vì nó không chỉ ảnh hưởng đến các cơ, khớp trên cơ thể mà tính thần bạn cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều khi tập các động tác khó.
Và để khắc phục tình trạng này, bạn nên cố gắng đến phòng tập sớm hơn để tĩnh tâm, thiền định, luyện thở, khởi động các khớp như cổ, vai, tay, lưng… để làm nóng và giãn cơ ra, thần kinh của bạn cũng được tác động và tạo hưng phấn cho cơ thể, điều này làm cho bạn dễ thích nghi, tập trung hơn trong giờ tập cũng như tránh các chấn thương khi tập luyện.

2. Hiểu tác động của từng động tác Yoga lên cơ thể của mình.

Mỗi động tác trong Yoga sẽ mang lại một lợi ích nhất định cho một vùng cơ thể, và động tác càng khó đồng nghĩa với vùng tác động sẽ ảnh hưởng nhiều và tạo ra những lợi ích lớn nhưng đồng nghĩa khả năng bạn sẽ bị chấn thương cao nếu bạn không tập đúng, đặc biệt với các bạn mới bước vào bộ môn Yoga thì thường ham mê tập các tư thế khó khi nền tảng và cơ thể chưa đủ vững cũng như chưa đủ điều kiện để vào thế đó. và họ cảm thấy động tác đó sẽ ảnh hưởng đúng vùng họ mong muốn và lao vào tập luôn thế, dẫn đến 80% chúng ta bị chấn thương

Vì thế trước khi bước vào một một động tác nào đó mà chúng ta cảm thấy khó thì nên xác định vùng mà động tác đó sẽ tác động lên và cần kỹ thuật, yêu cầu gì để có thể tập được và phải lường trước nếu tập thì có chấn thương sẽ như thế nào, và cơ thể của bạn có phù hợp với động tác đó hay không. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc huấn luyên viên của bạn. Hãy chậm rãi, nhẹ nhàng, tìm hiểu kỹ và an toàn trong việc tập luyện Yoga.

3. Tránh các động tác nặng lúc đang mệt mỏi hay cố gồng mình để thực hiện tiếp tư thế.

Sẽ không dễ dàng nếu bạn bước vào một buổi tập Yoga sau 8h làm việc trên công sở. Stress, mệt mỏi là nguyên nhân gây xao nhãng trong lúc tập Yoga. Không chỉ các động tác nặng mà nếu bạn đang có dấu hiệu về suy nhược cơ thể hoặc mệt mỏi thì các động tác đơn giản cũng dễ dàng làm bạn bị chấn thương, vì thế Yoga là bộ môn thể thao về tinh thần, tịnh tâm, nên bạn phải vứt bỏ các phiền muộn trong cuộc sống để hòa vào các động tác và hơi thở để buổi tập luyện của bạn có kết quả tốt nhất.

Cũng lựa theo sức của mình không cố gồng cổ rụt vai, hay căng cứng cơ thể để giữ một tư thế và quên mất cần phải thở, điều này sẽ dẫn đến việc co cứng, bó cơ và gây ra căng thẳng, máu huyết không lưu thông, dễ gây ra trấn thương.
Đặc biệt nếu bạn đang bị chấn thương do tai nạn hoặc chơi các môn thể thao khác, thì tốt nhất hãy để các chấn thương phục hồi hoàn toàn hoặc tập các động tác nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến vùng chấn thương, hoặc nếu bạn đang theo loại hình Yoga phục hồi chấn thương thì nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên thật kỹ để vùng chấn thương được phục hồi nhanh chóng.

4. Chú ý hơi thở

Trong buổi tập Yoga thì việc bạn nên chú ý là hiểu động tác và kiểm soát hơi thở. Việc thở dài nhịp nhàn hay gấp gáp thất thường cũng nói lên bạn đang trong trạng thái bình thường hay bất ổn. Tuy bạn nghĩ đơn giản nhưng không chỉ là hít thở bình thường như bạn đang thở, mà trong Yoga hơi thở phải theo nguyên tắc hít vào bằng mũi (phải căng bụng lên) thở ra bằng mũi hoặc miệng (phải hóp bụng lại).

Nhưng nếu thở không đúng cách sẽ gây “chấn thương từ bên trong”, nghĩa là các độc tố sẽ tích tụ mà không được thải ra, oxy không nạp đủ vào cơ thể, vấn để lưu thông máu không diễn ra cách tự nhiên thì việc tập Yoga của bạn sẽ không có hiệu quả. Vì tác dụng của việc hít thở rất lớn nên bạn phải chú ý và chỉnh sửa hay nếu cảm thấy mình không thở đúng.

5. Luyện tập từ bên trong

Luyện tập từ bên trong nghĩa là bạn mọi vấn đề như buồn phiền, lo lắng, mệt mỏi, stress… những gì thuộc về tâm trí và thuộc về tinh thần sẽ được bạn điều khiển và giải tỏa chúng theo ý của mình. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tập luyện của bạn, vì một tâm hồn không vướng bận không lo âu thì bạn sẽ chú tâm vào 1 việc duy nhất vào một thời điểm duy nhất, giúp cho việc tập luyên của bạn trở nên hiệu quả và trong lúc đó bạn sẽ chỉ tập trung vào tập luyện tránh các chấn thương ngoài ý muốn.

6. Điều chỉnh sớm

Điều chỉnh không chỉ đơn thuần là bạn động tác mà còn điều chỉnh mọi thứ mà bạn cảm thấy bất ổn từ huấn luyện viên, dụng cụ tập Yoga hoặc thậm chí là môi trường tập, vì những điều đó tác động rất lớn đến tâm lý luyện tập của bạn. Vì thế tốt nhất nên chọn những trung tâm tập Yoga uy tín cũng như chọn cho mình những dụng cụ phù hợp sẽ phục vụ cho việc tập yoga của bạn tốt nhất.
Nhưng quan trọng nhất là huấn luyện viên vì nếu bạn tìm được huấn luyên viên giỏi và có tâm, họ sẽ chỉnh sửa động tác ngay nếu bạn làm sai tránh tình trạng chấn thương khi tập Yoga xảy ra, và họ sẽ hướng dẫn cũng như tư vấn để bạn chọn được loại hình Yoga phù hợp nhất mong muốn, nguyện vọng của bạn.

7. Dừng lại nếu có dấu hiệu bất thường

Nếu bạn đang tập ở loại hình Yoga nào đó quen rồi thì bạn có xu hướng tìm những loại hình mới để nâng cao kỹ năng cũng như sức khỏe và một điều hết sức tự nhiên xảy ra là bạn có thể bị chấn thương nếu không quen động tác hoặc tự tin rằng mình đã có kinh nghiệm rồi thì tập gì cũng được. Đây là một sai lầm mà bạn hết sức chú ý vì mỗi loại hình sẽ có cách tập khác nhau việc bạn áp dụng các kỹ thuật của loại hình cũ qua loại hình mới sẽ rất có khả năng xảy ra chấn thương rất cao.
Hoặc những bạn mới bắt đầu tập Yoga thì nếu có một dấu hiệu nào đó bất ổn thì đừng nên cố gắng, hãy nghĩ ngơi và hỏi huấn luyện viên sau giờ tập.

8. Chọn lớp học không quá đông

Thông thường một lớp học Yoga về loại hình nặng sẽ không quá 8 học viên để huấn luyện viên dễ kiển soát và sửa động tác ngay nếu bạn tập sai, vì trong môi trường của loại hình nặng nhịp độ rất nhanh cũng như cường độ tập rất cao và tỉ lệ chấn thương rất cao so với một lớp Yoga nhẹ nhàng.

Một lời khuyên cho các Yogi mới bắt đầu là đừng ham những khóa học rẻ mà quy mô lớp quá lớn, người hướng dẫn sẽ khó theo sát và xử lý những vấn đề phát sinh, Đặc biệt, nếu bạn đã có tuổi hãy gạt ngay những lớp yoga mà tần suất tập luyện cao. Chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nên chấn thương cho bạn.

9. Đừng ngại ngần tìm kiếm sự trợ giúp.

Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để giúp bạn tập luyện được hiểu quả và an toàn hơn. Cũng đừng ngần ngại lên tiếng trong lúc tập với huấn luyên viên của bạn do có một dấu hiệu bất thường nào trong lúc tập Yoga, nếu bạn cứ cố gắng thì không chỉ tiềm ẩn những vấn đề về chấn thương, tập sai động tác còn mang đến những biến chứng sức khỏe về lâu dài.
Trong trường hợp không thể thực hiện được một động tác mới, bạn hãy đề xuất bỏ qua động tác đó và thử lại sau. Nên nhớ, cơ thể mỗi người mỗi khác và không ai hiểu rõ cơ thể bạn bằng chính bản thân bạn là nguyên tắc hàng đầu tránh chấn thương khi tập yoga.

10. Biết bản thân bạn đang muốn gì

Một câu hỏi đơn giản nhưng nếu bạn tìm ra câu trả lời thì việc tập luyện sẽ trở nên dễ dàng, Cái tôi của sự kiêu hãnh, quảng cáo bản thân, phong trào nhất thời – Yoga không dành cho bạn.
Nếu bạn tập Yoga vì sức khỏe vì cơ thể của bạn thì bạn phải thật nghiêm túc, đừng so sánh với những người cùng tập bạn là bạn và họ là họ đừng tập luyện vì họ đừng cố gắng quá sức để lại những chấn thương nghiêm trọng cho bản thân. Lúc cần nghĩ hay nghĩ lúc cần tập thì phải tập hết mình. Và cố gắng hãy cho bản thân những điều tốt nhất trong điều kiện bạn có thể đáp ứng, chọn huấn luyện viên tốt nhất, môi trường tốt nhất và đặc biệt đừng tiếc trang bị một tấm thảm tập chất lượng cũng như các dụng cụ bổ trợ tốt nhất sẽ là bước khởi đầu cho bạn một sức khỏe vững vàng.

Chúc các bạn tập luyện vui vẻ và an toàn. Hãy luôn nhớ lắng nghe và yêu thương cơ thể mình!

(Sưu tầm và tổng hợp)